Table of Contents
Niềm tin của khách hàng là chìa khoá để phát triển doanh thu. Và để mở rộng tệp khách trung thành từ khách hàng mới qua website, hãy áp dụng 4 cách dưới đây.
Niềm tin của khách hàng là nền tảng quan trọng nhất của mọi doanh nghiệp.
Không cần là chủ doanh nghiệp, chúng ta đều hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng quan trọng của “niềm tin” trong việc chuyển đổi khách truy cập lần đầu thành khách hàng thực. Họ sẽ không bao giờ hoàn tất quy trình thanh toán nếu không tìm thấy bất cứ điều gì khiến bản thân cảm thấy tin tưởng, hoặc nghi ngờ về dịch vụ của bạn.
Vì vậy, duy trì niềm tin khách hàng là điều kiện tiên quyết bắt buộc giúp bạn biến những khách hàng mới trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là: “Làm sao để tối ưu hóa website và tạo niềm tin với khách hàng mới?”.
Hãy tham khảo bài viết của chúng tôi để chiêm nghiệm 4 phương pháp cực kỳ hữu hiệu dưới đây!
1. Hiển thị thông tin minh bạch trên trang giới thiệu
Trên trang website của mình, hãy cập nhật đầy đủ các thông tin giới thiệu về doanh nghiệp.
Một trong những trang mà khách mới truy cập lần đầu sẽ vào đầu tiên là phần “Giới thiệu” trong mục “Về chúng tôi” hay trong trang “Giới thiệu” để xác nhận lịch sử lẫn độ uy tín của công ty bạn.
Vì vậy, hãy cung cấp cho họ một cách đầy đủ và minh bạch nhất các thông tin về công ty, chẳng hạn năm thành lập, phương châm hoạt động, địa chỉ,… để khách hàng có cơ sở tin cậy với thương hiệu. Các mục đó bao gồm:
- Thông tin, chứng chỉ hoặc giải thưởng của thương hiệu.
- Giá trị cốt lõi, mục tiêu và sứ mệnh.
- Vị trí của văn phòng vật lý hoặc địa chỉ nhà của bạn nếu không có sẵn.
- Email liên hệ hoặc số điện thoại.
- Bề dày kinh doanh của công ty.
- Liên hệ hình ảnh và phương tiện truyền thông xã hội cho các nhân vật nổi tiếng làm đại diện, lời giới thiệu của chuyên gia (áp dụng cho các trang web thương mại điện tử bán các sản phẩm đắt tiền).
Hãy cập nhật các thông tin cần thiết để khách hàng có thể tin tưởng bạn.
Ngoài ra, khi xây dựng thông tin trên trang giới thiệu, bạn cũng cần lưu ý một số nội dung sau:
- Chỉ đưa ra các thông tin có giá trị.
- Bao gồm mọi thông tin xác mà khách hàng mới có thể dựa vào đó để liên lạc với bạn.
- Thông tin chọn lọc, súc tích.
- Sử dụng ngôi thứ nhất (tôi) hoặc ngôi thứ nhất số nhiều (chúng tôi) để đại diện cho doanh nghiệp của bạn.
Lưu ý rằng, mặc dù có thể bạn rất muốn cung cấp thật nhiều thông tin chi tiết cho khách hàng mới nhưng hãy tiết chế chúng để giữ cho trang giới thiệu thật đơn giản, ngắn gọn. Việc này sẽ giúp bạn tạo được hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt khách hàng và giữ chân họ lại lâu hơn để đọc những gì bạn muốn truyền tải.
Thêm nữa, khi doanh nghiệp đạt được các cột mốc mới, mục tiêu bán hàng hay có những nhận xét tốt, nổi bật, đừng quên cập nhật nó thường xuyên vào thông tin trong trang Giới thiệu.
2. Chính sách đổi trả sản phẩm rõ ràng
Chính sách hoàn trả trên website cần rõ ràng và minh bạch.
Tiếp theo, đối với một website, nhất là web thương mại điện tử hoặc web bán hàng chuyên nghiệp, để xây dựng niềm tin khách hàng thì bạn phải cập nhật chính sách đổi trả sản phẩm rõ ràng. Một báo cáo gần đây cho thấy, có đến 79% khách hàng trực tuyến muốn đảm bảo về quyền lợi của mình và tường tận về chính sách đổi trả hàng hóa, hoàn trả vốn trước khi quyết định mua hàng.
Thật ra, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện một số thao tác đơn giản để cung cấp thông tin này cho khách hàng. Trước tiên, hãy đảm bảo rằng bạn có đủ sản phẩm mà họ đang đặt hàng và có thể giao đến đúng thời gian dự tính. Sau đó, hãy tạo một trang “Chính sách hoàn tiền” trên website của mình để cho khách hàng biết về các quy định hoàn tiền của doanh nghiệp.
Ngoài ra, trang chính sách này cũng nên bao gồm liên kết đến một biểu mẫu – nơi khách hàng có thể đưa ra yêu cầu về đổi trả và hoàn tiền. Tuy nhiên, hãy đảm bảo biểu mẫu này sẽ được bộ phận chăm sóc khách hàng xử lý kịp thời.
3. Hỗ trợ khách hàng tận tình
Nên tích hợp các khung chat và cập nhật hotline ở vị trí dễ thấy nhất trên giao diện website.
Đối với những người dùng mới, bạn sẽ dễ dàng chiếm được niềm tin khách hàng bằng cách hỗ trợ các vấn đề của họ một cách nhanh chóng, kịp thời nhất. Đó là lý do vì sao hầu hết các website hiện nay đều có mục thông tin liên hệ, bao gồm tất cả các kênh thuận tiện và dễ dàng nhất cho khách hàng để liên hệ với tổng đài chăm sóc khách hàng.
Hoặc, có một cách tuyệt vời khác để hỗ trợ khách hàng là tích hợp khung trò chuyện trực tiếp ngay trên giao diện website của mình. Một khảo sát của ICMI cho thấy, 42% khách hàng thích trò chuyện trực tiếp qua email và các kênh hỗ trợ khách hàng khác hơn là gọi điện đến tổng đài chăm sóc.
4. Giữ chữ tín
Giữ chữ tín là nền tảng quan trọng để tạo dựng lòng tin nơi khách hàng.
Các nhà khai thác thương mại điện tử đồng ý rằng việc phục vụ nhiều hơn nhu cầu của khách hàng luôn tốt hơn là không đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của họ. Rõ ràng, bất kỳ dịch vụ nào làm được ít hơn mong đợi của người dùng đều có khả năng phá hủy và làm trì trệ nỗ lực của doanh nghiệp trong việc giữ chân khách hàng mới.
Do đó, hãy giữ chữ tín với họ trong bất kỳ lời hứa nào bạn đã thông báo trên website doanh nghiệp của mình. Việc này bao gồm các tùy chọn về giao hàng, chất lượng sản phẩm, chính sách hoàn tiền, bảo hành, tiền thưởng và giảm giá phải được đáp ứng cho khách hàng mới. Những lời hứa được thực hiện này sẽ khiến họ tin tưởng thương hiệu của bạn, thậm chí lôi kéo khách hàng giới thiệu sản phẩm cho bạn bè của họ.
Khách hàng mới sẽ đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích. Và việc duy trì sự hài lòng của khách hàng mới sẽ dễ dàng hơn việc đi tìm những “con mồi” khác trong biển cả bao la mà bạn phải chia sẻ với muôn vàn đơn vị khác.
Nếu không cố gắng duy trì niềm tin khách hàng, doanh nghiệp sẽ đánh mất những lợi ích dưới đây:
- Cơ hội được giới thiệu với mới: Khách hàng lần đầu thường nhiệt tình hơn trong việc chia sẻ trang web của bạn với bạn bè, đặc biệt là khi họ yêu thích trải nghiệm này. Và thường thì việc giới thiệu này sẽ mang lại cho bạn một tệp khách hàng có khả năng mua cao hơn.
- Đánh giá mới: Trong khi khách hàng cũ không mấy hứng thú với việc đánh giá thì các khách hàng mới lại rất thích làm điều này. Những đánh giá của họ sẽ “bảo trợ” cho bạn trước sự nghi ngờ của các khách hàng mới và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trước đối thủ.
Trên đây là 4 cách hữu hiệu giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin với khách hàng mới qua website. Chúng tôi tin rằng, nếu có đủ nhiệt huyết và thời gian để chăm chút những mặt này, doanh thu của bạn sẽ tăng trưởng lên trông thấy. Đặc biệt, dựa vào cơ sở dữ liệu là niềm tin khách hàng này, chúng tôi tin rằng đơn vị sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn, một trong số đó là thu được những tệp khách hàng trung thành.